0394360123

Cần biết cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

cach-ly-tai-nha

1. Dấu hiệu đặc trưng khi mắc COVID-19

Khoảng 2-14 ngày sau khi virus SARS-COV-2 xâm nhập cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

Ho khan, đau họng: 

Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Đây chính là một trong những triệu chứng khá nghiêm trọng và phổ biến của COVID-19. Ho do nhiễm virus SARS-COV-2 sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường. Do vậy, nếu thấy ho nhiều, kéo dài, đừng chủ quan, hãy đi khám ngay.

Cảm thấy khó thở: 

Triệu chứng này xuất hiện ở đa số các trường hợp mắc COVID-19. Virus này gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kiểm soát hệ hô hấp dẫn đến triệu chứng khó thở, tức ngực… Nếu bạn bị ho kèm cảm thấy khó thở thì khả năng nhiễm COVID-19 là rất cao. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện kịp thời trước khi bệnh tình trở nên trầm trọng.

Sốt: 

Không phải tất cả người nhiễm virus SARS-COV-2 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi mắc bệnh. Mức độ sốt ở nhiều người nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng cao trên 39,50C nhưng một số người chỉ bị sốt nhẹ.

2. Chủ động thông báo cho cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm Covid-19:

Bộ Y tế khuyến cáo: Người dân nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Ngoài ra, khi nghi ngờ bản thân đang mắc Covid-19, người đó có thể tuân thủ các bước sau để thực hiện tự cách ly tại nhà một cách đúng đắn và tuân thủ tiêu chuẩn an toàn:

– Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi người được cách ly khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: ho, sốt, khó thở.

– Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có nhu cầu.

– Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi cư trú.

– Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

– Hằng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi cư trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

– Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.

3. Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19:

– F0: Người được xác định nhiễm Covid-19

+ Cách ly tại bệnh viện.

+ Điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

+ Báo cho F1 về tình trạng sức khỏe của mình.

– F1: Người tiếp xúc gần với F0 hoặc trường hợp nghi nhiễm

+ Cách ly tại cơ sở y tế.

+ Xét nghiệm khẳng định nhiễm Sars-CoV-2.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe của F0 và báo cho F2 về tình trạng sức khỏe của mình.

– F2: Người tiếp xúc với F1

+ Đeo ngay khẩu trang.

+ Thông báo cho chính quyền địa phương.

+ Cách ly tại nhà, nơi lưu trú, cư trú (theo quyết định  của cấp có thẩm quyền).

+ Chuẩn bị cách ly tại cơ sở y tế khi có biểu hiện sốt, hoặc ho, hoặc khó thở.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe của F1 và báo cho F3 về tình trạng sức khỏe của mình.

– F3: Người tiếp xúc với F2

+ Tự theo dõi sức khỏe.

+ Tự khai báo khi có biểu hiện sốt.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe của F2 và báo cho F4 về tình trạng sức khỏe của mình.

4. Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

1. Mục đích:
Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19).
2. Hình thức cách ly:
Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 
3. Đối tượng cách ly:
Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây: 
a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; 
b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; 
c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào; 
đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ; 
4. Thời gian cách ly
a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. 
b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 
5. Tổ chức thực hiện cách ly 
5.1. Cán bộ y tế
a) Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú.
b) Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế. 
c) Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
d) Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện.
e) Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly. 
g) Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường.
h) Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú.
i) Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi. 
k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi.
l) Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.
5.2. Người được cách ly
a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét.
b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày.
d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. 
đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. 
e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly. 
i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 
5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly
a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu.
g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 
5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly
a) Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.    
b) Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

Nguồn: thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

5. Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể cách ly tại nhà với F1

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng chống dịch COVID-19, đối tượng áp dụng là những người được xác định tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 (gọi là F1).

1. Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị

– Là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập).

– Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”.

– Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.

– Cạnh phòng cách ly y tế phải có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe (bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải sinh hoạt).

– Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu: Phải đảm bảo khép kín, có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng;

Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy; mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm (khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng), có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”(còn được gọi tắt là thùng đựng chất thải lây nhiễm); thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh (sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải sinh hoạt).

Hướng dẫn của Bộ Y tế lưu ý: Không được dùng điều hòa trung tâm. Có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.

Trong phòng cách ly phải có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt; Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.

Khu vực dành dành cho cách ly phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.
– Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.

2. Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà

Bộ Y tế yêu cầu người cách ly tai nhà phải chấp hành nghiêm các quy định và thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi…

 – Được bố trí suất ăn riêng;

 – Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;

thong-diep-5k-phong-covid

– Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly;

– Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp.

– Đặc biệt khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly; 

– Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác;

– Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày theo hướng dẫn: Hàng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm ở trong phòng của người cách ly;

– Các rác thải thông thường được bỏ vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, buộc chặt miệng túi và đặt ra trước cửa phòng để thu gom hàng ngày;

– Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế người thuộc đối tượng F1 cách ly tại nhà phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 05 lần vào thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly.

3. Yêu cầu đối với người ở cùng nhà:

– Có cam kết với chính quyền địa phương và cùng ký cam kết với người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly; Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly;

– Theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu có điều kiện, tốt nhất là chuyển toàn bộ người ở cùng nhà không thuộc đối tượng phải cách ly sang ở nhà/khu vực riêng biệt khác. Nếu không chuyển sang ở nhà/khu vực riêng biệt khác thì người ở cùng nhà với người cách ly không được tiếp xúc với người xung quanh, không đi ra ngoài khi không cần thiết và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà;

– Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly phải có cam kết với chính quyền địa phương: Không tiếp xúc với người cách ly; Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày;

– Báo ngay cho cán bộ y tế khi người cách ly tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, khó thở; 

– Thu gom rác thải sinh hoạt của người cách ly hàng ngày;

 – Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế);

– Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế. Hạn chế ra khỏi nhà, thực hiện Thông điệp 5K của Bộ Y tế;

– Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày.

– Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 mẫu gộp cho tất cả người ở cùng nhà 05 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20, 28 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác).

Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.

4. Yêu cầu đối với cán bộ y tế

– Hàng ngày tiếp nhận thông tin và kiểm tra tình trạng sức khỏe người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly. Hỗ trợ người cách ly đo thân nhiệt nếu người cách ly không tự đo được. Ghi chép kết quả giám sát vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày;

– Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người cách ly người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà theo quy định;

– Hướng dẫn người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà thu gom chất thải theo hướng dẫn;

– Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương khi người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở và các biểu hiện sức khỏe khác;

– Nếu người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà có kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

5. Yêu cầu đối với UBND cấp xã, phường

– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chỉ cho phép thực hiện cách ly tại nhà sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định;

– Cung cấp cho người cách ly và người ở cùng nhà thông tin (họ tên, số điện thoại) của cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe để liên hệ;

– Tổ chức quản lý, giám sát, thực hiện nghiêm việc tổ chức cách ly y tế tại nhà; giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly;

– Yêu cầu người ở cùng nhà với người cách ly không được tiếp xúc với người xung quanh, không đi ra ngoài khi không cần thiết và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà;

– Tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm để xử lý theo quy định.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dich-covid-19-bo-y-te-huong-dan-cu-the-cach-ly-tai-nha-voi-f1-o-tp-ho-chi-minh-n195967.html

6. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VẮC XIN COVID-19
co-che-hoat-dong-vacxin-covid-19

7. Các loại vắc xin phòng Covid-19 khác đang nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

  • Vắc xin mRNA: Vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể (adaptive immune response) chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).
  • Vắc xin protein: Vắc xin này bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus Sars-Cov-2. Sau khi tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vắc xin giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
  • Vắc xin vector: Vắc xin được sản xuất bằng cách sử dụng một loại virus đã được biến đổi (vector) để vận chuyển mã di truyền cho kháng nguyên. Đối với vắc xin phòng virus Sars-Cov-2, mã di truyền là các protein gai trên bề mặt của virus. Khi vắc xin tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin bắt chước những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh – đặc biệt là vi rút. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B.

Các loại vắc xin phòng Covid-19 khác đang nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân toàn thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có thể sớm ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

8. Các loại vắc xin phòng Covid-19 đang nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam

Trong cuộc “chạy đua với thời gian” để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin Covid-19, Việt Nam đã ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất vắc xin này. Có 4 đơn vị được chỉ định nghiên cứu, trong đó có đến 3 đơn vị có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất vắc xin tại Việt Nam. Theo đó, dự kiến sẽ có 4 loại vắc xin phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất là:

 STT Tên vắc xin Nhà sản xuất Bản chất Phác đồ tiêm
1 Nanocovax Nanogen
(Việt Nam)
Protein tái tổ hợp Gồm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 28 ngày, và tiêm nhắc sau 1 năm.
2 Chưa đặt tên Vabiotech
(Việt Nam)
Vector virus Chưa có dữ liệu
3 Chưa đặt tên IVAC
(Việt Nam)
Vector virus Chưa có dữ liệu
4 Chưa đặt tên PoLyvac
(Việt Nam)
Vector virus Chưa có dữ liệu

Câu hỏi về covid 19

Câu hỏi về Covid 19

Tôi có thể tiêm ngừa COVID-19 khi tôi hiện đang bị bệnh vì COVID-19 không?

Không. Những người nhiễm COVID-19 có các triệu chứng nên chờ được tiêm chủng cho đến khi họ khỏi bệnh và đáp ứng các tiêu chí để ngừng cô lập;

– Những người không có các triệu chứng cũng nên chờ cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí trước khi được tiêm chủng.

– Hướng dẫn này cũng áp dụng với những người nhiễm COVID-19 trước khi tiêm liều vắc-xin thứ hai

Nếu tôi có bệnh lý nền, tôi có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?

– Những người có các bệnh nền có thể tiêm phòng COVID-19 miễn là họ không có Phản ứng dị ứng nghiêm trong hoặc ngay lập tức với vắc-xin ngừa COVID-19 hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.

– Tìm hiểu thêm những điều cần lưu ý dành cho người có bệnh nền về việc tiêm chủng Chủng ngừa là một khuyến cáo quan trọng dành cho người trưởng thành ở độ tuổi bất kỳ có các bệnh nền nhất định vì họ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Tôi cần phải tiêm bao nhiêu liều vắc-xin ngừa COVID-19?

Số liều cần tiêm phụ thuộc vào loại vắc-xin nào mà quý vị sử dụng. Để được bảo vệ tốt nhất:

  • Hai liều chủng ngừa Pfizer-BioNTech nên được thực hiện tiêm cách nhau 3 tuần (21 ngày)
  • Hai liều chủng ngừa Moderna nên được thực hiện tiêm cách nhau 1 tháng (28 ngày)
  • Vắc-xin ngừa COVID-19 của Johnson & Johnsons Jansen (J&J/Janssen) chỉ yêu cầu sử dụng một liều.

Tại Việt Nam, Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên.

  • Lịch tiêm gồm 2 mũi:
  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
  • Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.

Tuy nhiên, liều thứ hai có thể được chích tối đa 6 tuần (42 ngày) sau liều thứ nhất, nếu cần. Quý vị không nên tiêm liều thứ hai sớm hơn khoảng thời gian cách giữa hai lần tiêm theo khuyến nghị.

Hàng rào bảo vệ từ vắc-xin ngừa COVID-19 có thể kéo dài bao lâu?

Chúng tôi không biết hàng rào bảo vệ đó sẽ kéo dài bao lâu cho những người đã được tiêm chủng.

Điều chúng tôi biết đó là COVID-19 đã gây bệnh rất nghiêm trọng và gây tử vong cho nhiều người.

Nếu bị nhiễm COVID-19, quý vị cũng có khả năng sẽ lây bệnh cho người thân, những người có thể bị bệnh nặng. Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là môt lựa chọn an toàn hơn.

Các chuyên gia đang làm việc để tìm hiểu thêm về cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vắc xin. CDC sẽ thông báo đến công chúng khi có bằng chứng mới.

Nếu mang thai, tôi có thể tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Tại Việt Nam, căn cứ theo quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm hoãn tiêm vắc xin Covid-19, hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tạm thời hoãn tiêm vaccine Covid-19. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh vaccine COVID-19 có tiết qua sữa mẹ hay không. Mặc dù vậy, trong trường hợp đã tiêm chủng vắc xin COVID-19, phụ nữ cũng không cần phải ngừng việc cho con bú.

Tôi có thể chọn loại vắc-xin ngừa COVID-19 để tiêm không?

Đúng. Toàn bộ vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép và khuyến nghị dùng đều an toàn và hiệu quả, CDC không khuyến nghị loại vắc-xin nào tốt hơn loại nào. Quyết định quan trọng nhất là tiêm chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt. Tiêm chủng là một công cụ vô cùng quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch.

Mọi người nên biết rằng nguy cơ về các tình trạng hiếm xảy ra goi là huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) đã được báo cáo sau khi chủng ngừa bằng vắc-xin COVID-19 của J&J/Janssen. TTS là một tình trạng nghiêm trọng liên quan đến việc hình thành máu đông với mức tiểu cầu thấp. Vấn đề này hiếm khi xảy ra và hầu hết các báo cáo là từ nhóm phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và nam giới ở mọi lứa tuổi, tác dụng phụ này thậm chí còn hiếm hơn. Có sẵn các tùy chọn sử dụng vắc-xin ngừa COVID-19 khác mà chưa thấy xuất hiện nguy cơ này (Pfizer-BioNTech, Moderna).

Tìm hiểu thêm về việc chủng ngừa COVID-19/a>, bao gồm cách tìm địa điểm chủng ngừa, những gì sẽ xảy ra tại buổi hẹn chủng ngừa và nhiều vấn đề khác.

Tôi có cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với người khác nếu đã được tiêm chủng đầy đủ không?

Sau tiêm chủng, người được chủng ngừa vẫn cần phải tiếp tục tuân thủ các quy tắc địa phương, thực hiện thông điệp 5k, đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.

Các thành phần trong vắc-xin COVID-19 bao gồm những gì?

Các thành phần của vắc-xin có thể khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Để tìm hiểu thêm về các thành phần có trong vắc-xin ngừa COVID-19 được cấp phép, hãy xem

Tại sao con/em tôi nên tiêm chủng ngừa COVID-19?

Việc tiêm chủng COVID-19 có thể giúp bảo vệ con/em họ khỏi bị nhiễm COVID-19.

Mặc dù có ít trẻ em bị bệnh COVID-19 so với người trưởng thành, trẻ em có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể bị bệnh vì COVID-19 và có thể lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 cho người khác.

Việc tiêm chủng cho con/em quý vị giúp bảo vệ con/em quý vị và gia đình quý vị. Tiêm chủng hiện được khuyến nghị cho mọi người từ 12 tuổi trở lên. Hiện thời, vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech là loại duy nhất có sẵn cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Con/em tôi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có an toàn không?

Có.Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Giống như người lớn, trẻ em có thể gặp một vài tác dụng phụ sau khi chủng ngừa COVID-19. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới khả năng làm các hoạt động hàng ngày của họ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Trẻ em từ 12 tuổi trở lên hiện có đủ điều kiện để tiêm vắc-xin chống lại COVID-19.

Vắc-xin ngừa COVID-19 đã được sử dụng dưới sự giám sát an toàn chuyên sâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, bao gồm các nghiên cứu đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Con/em quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 từ bất kỳ loại vắc-xin ngừa COVID-19 nào.

Trang liên quan:

Nếu tôi đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh, tôi có cần tiêm vắc-xin COVID-19 nữa không?

. Theo khuyến cáo, rất cần tiêm vắc xin COVID-19 bất kể bạn đã mắc COVID-19 hay chưa. Ngay khi đã phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2, bạn vẫn có nguy cơ (mặc dù hiếm gặp) bị tái nhiễm COVID-19. Tiêm chủng là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất bảo vệ cơ thể khỏi virus toàn cầu.

Vắc xin COVID-19 có hiệu quả với các biến thể mới không

. Dịch COVID-19 tại Việt Nam có đang những diễn biến phức tạp, khó lường với đa nguồn lây, đa biến chủng, đa ổ dịch lây lan nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước. Xây dựng miễn dịch cộng đồng nhờ vắc xin COVID-19 được xem là một công cụ an toàn giúp chấm dứt đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Các dữ liệu hiện tại cho thấy, vắc xin ngừa COVID-19 có hiệu quả trong việc chống lại hầu hết các biến thể mới. Với 2 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Ấn Độ (B.1.617.2) và Anh (B.1.17)

Các phản ứng sau khi tiêm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định vắc xin COVID-19 an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, biến chứng và tử vong do virus SARS-CoV-2.

Sau khi chủng ngừa, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, đó là những dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đang được bảo vệ. Điều này có nghĩa là vắc xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng một cách bình thường.

Giống như bất cứ loại vắc xin nào, vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra những phản ứng từ nhẹ đến trung bình như: sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm, tự biến mất sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi tiêm vaccine, có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?

Các chuyên gia cho biết, mặc dù không có tác động lớn nhưng một chế độ ăn uống và vận động đơn giản, hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc xin.

Người được chủng ngừa vaccine cần tránh uống rượu trước và sau tiêm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nguyên hạt, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và nên ăn trước khi tiêm chủng. Đặc biệt, có thể sinh hoạt bình thường sau tiêm chủng nếu sức khỏe cho phép.

Cách Phòng Ngừa Covid-19

Cách phòng ngừa Covid-19 ra sao?

Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm chủng vắc xin, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc “Thông điệp 5K”. Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay:

  • Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…
  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tụ tập đông người.
  • Khai báo y tế: chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.

Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
  • Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế.
  • Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,…
  • Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh.
  • Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
  • Nếu có dấu hiệu sốt,  khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
  • Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
  • Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
error: THIẾT KẾ & SEO WEBSITE